Khô nhái đồng, vũ nữ chân dài, đặc sản mồi nhậu
700.000 ₫ / kg
- Khô nhái đồng, Mỹ nữ chân dài.
- Xuất xứ: Châu Đốc, An Giang
- Đặc sản mồi nhậu thứ thiệt vùng đồng quê.
- Chiên lên ăn cùng rau quả cực thơm ngon.
- Cảnh báo cánh mày râu: Hao bia rượu.
- Giao hàng thu tiền tận nơi TOÀN QUỐC.
- 179/27 Tô Hiến Thành, P.13 Q.10, TP.HCM
- Thứ 2-6: 8h - 20h; Thứ 7-CN: 9h - 17h
Khô nhái đồng An Giang tại SINI Food
Quy cách đóng gói | 500gr/gói |
Xuất xứ | An Giang |
Tên gọi | Khô nhái đồng, mỹ nữ chân dài, vũ nữ chân dài miền Tây |
Thành phần | Nhái, đường, muối, nước mắm, ớt, tiêu,… |
Chế biến | Thủ công - Truyền thống. Hoàn toàn tự nhiên |
Số lượng | Nhái đồng con nhỏ: 1000-1100con/kg; nhái con lớn: 400-500con/kg |
Cách dùng | Chiên giòn, chiên bột hoặc nướng. Ăn ngon hơn với nước mắm me hoặc tương ớt. |
Tiêu chuẩn chất lượng | Đạt tiêu chuẩn sạch, KHÔNG hóa chất, KHÔNG phẩm màu, đảm bảo VSATTP. |
Bảo quản | Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản tốt nhất là để trong tủ lạnh. |
Hình thức kinh doanh | Bán lẻ toàn quốc |
Vận chuyển |
+ Miễn phí giao hàng tại TPHCM khi mua từ 2kg |
Bảng giá khô nhái đồng An Giang tại SINI Food
Hiện tại SINI Food chỉ bán loại khô nhái đồng nhỏ (nhái cơm) là loại ngon nhất vì có ưu điểm dễ chế biến và xương giòn béo nên đây có thể nói là quá tặng biếu tuyệt vời ngày lễ Tết.
Loại | Giá | Mô tả |
---|---|---|
Con nhỏ 1kg | 700.000đ | Con nhỏ, xương nhỏ, giòn |
Con nhỏ 500g | 350.000đ | 1000-1100 con/kg |
Có lẽ tìm từ đầu đến cuối từ điển khô chỉ khô nhái là xứng đáng hoa hậu các loài khô. Bởi khi đứng cạnh một loạt tên dân dã thì “vũ nữ chân dài” bỗng nổi lên như một nữ vương với cái tên quá đặc biệt.
Không có điều gì là ngẫu nhiên, nhất là khi vị trí ấy lại lại quyền lực. Do đó, thực khách ưu ái khô nhái bằng mỹ từ ‘vũ nữ chân dài” chắc chắn phải có nguyên nhân. Nguyên nhân đó là gì chúng ta sẽ rõ ngay sau đây.
Đệ nhất nữ vương khô nhái
Cũng thuộc hạng đặc sản nhưng khô cá dễ tìm và quá quen thuộc với người tiêu dùng, còn khô nhái lại khá lạ lẫm, khó tìm. Song chính vì đặc điểm lạ lẫm, khó tìm ấy mà “vũ nữ chân dài” càng đáng giá. Hầu hết, những ai đã ăn khô nhái đều phải công nhận rằng sức quyền rũ, sự hấp dẫn hương vị của đặc sản này luôn thượng thừa. Người khó tính nhất cũng phải ngả nón, gục ngã trước em nhái chân dài tới nách này. Để có vũ khí lợi hại này ngoài chất lượng thịt thì bàn tay con người chính là điểm mấu chốt để đưa khô nhái lên vương. Bởi nếu không có những người thợ giỏi cần mẫn tìm tòi ra phương pháp làm khô thì chúng ta vẫn chỉ quanh quẩn với nhái vo viên nấu măng hay cà ri, v.v.
Khô nhái thịnh hành ở khu vực Nam Bộ, nhất là các vùng An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, v.v. Vì vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên tốt cho loài nhái cơm sinh sống. Người dân chọn loại nhái thấp bé nhẹ cân này mà không phải loại nhái to béo nhiều thịt là vì có “võ”. Nhỏ nhưng thịt chắc, dai ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, trong nhái chứa nhiều chất protein, lipid, các muối Ca, P, Fe, các vitamin B1, B2, PP có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viên, v.v. Bởi vậy, hàng đêm biết bao người không quản khó khăn xách đèn đi soi nhái về làm khô.
Làm khô nhái cực nhưng kết quả xứng đáng công sức
Gốc của khô nhái ban đầu không phải ở Nam Bộ mà từ Campuchia. Sau này, một số người thợ chuyên bắt nhái bán cho thương lái Campuchia đã học được cách chế biến khô nên mày mò thêm để tự sản xuất phục vụ cho bà con hàng xóm. Do đó, tuy gốc Campuchia nhưng hương vị khô nhái vẫn đậm chất miền Tây.
Để có những “vũ nữ chân dài” đầy hấp dẫn kia, người thợ làm nghề phải mất rất nhiều công sức. Lớn thì làm thịt dễ hơn nhanh hơn, nhỏ thì mọi công đoạn đều tốn thêm thời gian. Như khâu sơ chế nhái, thân nhái trơn dễ tuột người lại bé, nếu bàn tay người thợ không nhanh không có bí quyết thì chắc mày mò mãi cũng chưa lột được da chúng. Bình thường họ sẽ dùng một bát cát, lấy tay xoa vào cát rồi kéo con nhái đã được cắt đầu lên trên sau đó dùng lực từ bàn tay lột lớp da bên ngoài. Nghe thì có vẻ dễ nhưng cứ thử làm xem không như những gì chúng ta nghĩ đâu. Nhái lột da rồi lộ ra phần chân dài cùng phần thịt trắng nõn nà, lúc này đem đi rửa sạch. Tranh thủ lúc chờ ráo nước, người thợ sẽ giã tiêu, ớt nhuyễn trộn đều với muối để làm gia vị ướp nhái. Có hỗn hợp này, con nhái không còn mùi tanh mà thịt càng thơm ngon hơn. Kết thúc công đoạn, người ta sẽ xếp nhái trên những cây xào thật cao, hoặc những tấm liếp tre để phơi nắng cho khô. Thường khô nhái cần phơi khoảng 2 nắng, khô nhái mỏng nhẹ nên thời gian tắm nắng trên dưới 2 tiếng mỗi lần. Khi nào thấy thịt chúng se lại, có thể nhìn thấu phần xương bên trong là được.
Thưởng thức đặc sản khô nhái sang chảnh
Làm nhái đã khó, thưởng thức khô nhái càng khó. Vì hoa hậu các loài khô có giá không hề rẻ, bốn ký tươi mới được một ký khô nên ăn phải có suy nghĩ. Giới sành ăn thích dùng vũ nữ chiên không với dầu già để chấm mắm me hoặc chiên chua ngọt với tỏi phim thơm, hành tây. Khi chiên, khô nhái sẽ rất thơm và vàng ươm, phần thịt vốn chắc dai lại thêm lớp da giòn khiến thực khách ai cũng nhai ngấu nghiến. Nhai cả xương mà vẫn ăn ngon lành. Hai món này dùng cùng cơm nóng và nhâm nhi xị rượu đế thì quá tuyệt với. Thực ra, “vũ nữ chân dài” mỹ miều nhưng cách thưởng thức lại vô cùng dân dã, mộc mạc. Có lẽ, dù có vẻ đẹp sang chảnh thì khô nhái vẫn muốn giữ chất đồng quê thuần túy trong mình.
Hoàng hậu của các loài khô quả đúng danh bất hư truyền, danh xưng xứng đáng với chất lượng, vị trí của khô nhái trong lòng thực khách.